Theo BS CKII. Đinh Thị Kim Liên,
Trưởng khoa dinh dưỡng BV Bạch Mai, chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng rất nhiều do chế độ ăn vì vậy hiểu biết và áp
dụng một chế độ ăn khoa học là hết sức cần thiết...
Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép
Người
bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa
ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được
hạ lúc xa bữa ăn.
Theo
hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì
đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau
ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )
Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Lưu ý chỉ số đường huyết của thực phẩm
Một
số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng
làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của
loại thức ăn đó. Người bệnh cần lưu ý, dù các loại thức ăn có lượng
glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì lại có mức độ làm tăng đường huyết
khác nhau.
Những
loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi ăn rất có lợi với bệnh nhân
tiểu đường, giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết.
Sau khi ăn những thực phẩm này, đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít và
tăng rất từ từ.
Ngược
lại, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường huyết người
bệnh tăng nhanh và tăng cao. Do vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thực
phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.
Tuy
nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng các thực phẩm chỉ số
đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực
phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất
xơ.
Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường
Căn
cứ vào bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm dưới đây, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát
được đường huyết sau bữa ăn.
Bảng1: Các thực phẩm có chỉ só đường huyết ³70 (cao )
Tên thực phẩm
|
Chỉ số đường huyết
|
Bánh mì trắng
|
100
|
Bánh mì toàn phần
|
99
|
Gạo trắng, miến, bột sắn
|
83
|
Gạo giã dối, mì
|
72
|
Dưa hấu
|
72
|
Đường kính
|
86
|
Khoai bỏ lò
|
135
|
Bảng 2: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 ( trung bình)
Tên thực phẩm
|
Chỉ số đường huyết
|
Chuối
|
53
|
Táo
|
53
|
Cam
|
66
|
Soài
|
55
|
Sữa chua
|
52
|
Kem
|
52
|
Bánh qui
|
55-65
|
Khoai lang
|
54
|
Khoai sọ
|
58
|
Khoai mì (sắn)
|
50
|
Củ từ
|
51
|
Bảng 3: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50 (Thấp)
Tên thực phẩm
|
Chỉ số đường huyết
|
Cà rốt
|
49
|
Đậu hạt
|
49
|
Đậu tương
|
18
|
Lạc
|
19
|
Anh đào
|
32
|
Mận
|
24
|
Nho
|
43
|
Lúa mạch
|
31
|
Thịt các loại
|
<20
|
Rau các loại
|
<20
|
Tags:
chua tieu duong
dai thao duong
dai thao duong dai
nguoi benh tieu duong
nguy co
phương pháp
phuong phap dieu tri
phương pháp diều trị