Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính gây tổn thương vi mạch toàn thân dẫn đến nhiều biến
chứng nguy hiểm cho thận, mạch, thần kinh… đặc biệt là võng mạc (mô tiêu
thụ oxy cao nhất cơ thể).
Đây cũng
chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở lứ tuổi từ 20 – 65. Việc tầm
soát và điều trị sớm có thể làm chậm dĩên tiến của bệnh và ngăn chặn
biến chứng mù loà.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Singapore… có
hệ thống tầm soát tốt, máy chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số được trang
bị ở các phòng khám mắt, hiệu kính… các hình ảnh tổn thương sẽ được
truyền đến trung tâm kiểm soát, điều trị bệnh võng mạc ĐTĐ để được các
chuyên gia khám, chụp mạch huỳnh quang và laser quan đông võng mạc và
nhằm bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.
Ở Việt Nam, bệnh võng mạc ĐTĐ ngày càng tăng. Tuy nhiên, những bệnh nhân ĐTĐ mới chỉ được theo dõi, quản lý tại các trung tâm nội khoa. Khi có biến chứng tại mắt thì bệnh nhân mới đến khám chuyên khoa mắt. Những bệnh nhân này rất cần được theo dõi, quản lý và điều trị sớm bệnh võng mạc ĐTĐ một cách có hệ thống.
Phát hiện và điều trị
Để đánh giá tổn thương võng mạc do ĐTĐ có nhiều
phương pháp: Soi đáy mắt, chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số, chụp mạch
huỳnh quang võng mạc. Hiện nay ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hệ thống
Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã có máy chụp kỹ thuật số cho độ phân giải cao
tới 6.1 triệu điểm ảnh (Mega pixel) thậm chí không cần nhỏ dãn đồng tử,
cho phép lưu ảnh trong máy tính - bệnh nhân được khám, hội chẩn bởi các
chuyên gia đáy mắt trong và ngoài nước.
Nhờ phát hiện được chính xác các tổn thương trên võng mạc, việc ra chỉ định chụp mạch huỳnh quang, laser quang đông võng mạc có thể kịp thời bảo tồn thị lực cho bệnh nhân ĐTĐ để phục vụ công tác điều trị, bệnh viện cũng trang bị máy laser màu với bước sóng 532nm, đây là loại laser mà mạch máy có thể hấp thu tới 90% năng lượng. Điều này góp phần giảm biến chứng, tăng tác dụng điều trị của laser quang đông võng mạc.
Đục thuỷ tinh thể cũng là biến chứng có khả năng gây mù loà của bệnh ĐTĐ. Việc phẫu thuật thay thuỷ tinh thể sớm bằng phương pháp Phaco sẽ giúp cho việc khám và theo dõi võng mạc một cách hiệu quả nhất.
Quy trình khám điều trị cho bệnh nhân võng mạc ĐTĐ theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF):
1. Khám thị lực.
2. Khám mắt trên sinh hiển vi, tư vấn điều trị.
3. Đo nhẵn áp, nhỏ dãn đồng tử.
4. Siêu âm mắt đánh giá tình trạng dịch kính – võng mạc.
5. Khám và chụp ảnh màu đáy mắt kỹ thuật số lưu dữ liệu.
6. Chụp mạch huỳnh quang võng mạc (nếu cần).
7. Laser quang đông võng mạc bằng laser màu 532 (khi có chỉ định).
Tóm lại:
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn về khoa học và kỹ
thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh võng mạc ĐTĐ nhưng việc khám mắt
định kỳ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm, quản lý và điều trị laser
kịp thời. Đó là cách tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng sống cho
bệnh nhân ĐTĐ./.
BS.ThS nhãn khoa Đinh Yến Lục
Bệnh viện mắt Sài Gòn – Hà Nội
Tags:
chữa bệnh tiểu đường
chua tieu duong
chuabenhtieuduong
dai duong
dai thao duong
insulin
nguoi benh tieu duong
nguy co
phương pháp
phuong phap dieu tri