Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng theo một số chuyên gia sản khoa và nội tiết thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường
thai kỳ đang có xu hướng tăng. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại vì
nếu không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây nguy hiểm
cho nhiều bà mẹ và em bé.
Không triệu chứng, khó phát hiện bệnh
Khoảng 1 tuần nay, chị Nguyễn Bảo Quyên, ở phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội, rất lo lắng vì bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường khi đang mang thai ở tuần thứ 35. “Tôi đâu biết bà bầu có thể bị tiểu đường trong lúc mang thai, trước nay, chỉ nghĩ rằng chỉ người già mới bị bệnh này thôi. Ngay cả khi thấy thích uống nhiều nước, thích ăn ngọt, đi tiểu nhiều… thì tôi cũng không bao giờ nghĩ mình mắc bệnh. Chỉ khi đi khám thai định kỳ mới đây và làm xét nghiệm thì tôi mới biết mình bị bệnh tiểu đường thai kỳ”, chị Quyên chia sẻ.
Sau 1 tuần điều trị và áp dụng một chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ Khoa nội tiết- Đái tháo đường, BV Bạch Mai, đến nay, chỉ số đường huyết của chị Quyên đã giảm. Tuy nhiên, chị Quyên vẫn lo lắng vì bây giờ phải ăn theo chế độ của người bệnh tiểu đường, sợ không đủ chất cho em bé sắp chào đời. Chị Quyên tâm sự: “Trước đây, tôi ăn nhiều hoa quả, mỗi bữa ăn 3 bát nhưng hiện tại chỉ ăn được hoa quả nhạt như ổi, mỗi bữa chỉ lưng bát…Vì vậy, tôi lo cho con lắm, đến thức ăn nuôi mình còn có vẻ không đủ thì lấy đâu dưỡng chất để nuôi con…”.
“Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý không có triệu chứng nên không riêng gì chị Quyên mà rất nhiều phụ nữ mang thai chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám thai định kỳ và được làm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên khoa”, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng Khoa nội tiết – Đái tháo đường, BV Bạch Mai, cho biết.
Làm xét nghiệm khi thai được 24 – 28 tuần tuổi
Tiểu đường thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị tiểu đường thực sự trong tương lai… Nếu mẹ không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, có thể gây sảy thai, thai dị tật, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, con có trọng lượng lớn nên sinh khó, nguy cơ cao phải mổ khi sinh, bé dễ bị ngạt, vàng da nặng… “Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành, những trẻ này dễ bị thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp, gây rối loạn chuyển hóa sơ sinh như hạ đường huyết, đa hồng cầu…”, ThS.BS Phan Hướng Dương, Bệnh viện Nội tiết TƯ, khuyến cáo.
Để phòng tránh, các thai phụ nên có chế độ ăn uống hợp lý, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ sớm (nếu có).
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết dẫn đến tăng lượng đường huyết trong thời kỳ mang thai. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 2 – 5% số thai phụ mắc bệnh tiểu đường và 25 – 30% trong số này sẽ mắc bệnh tiểu đường thực sự trong tương lai. Vì vậy sau khi sinh em bé được 12 tuần, các thai phụ này nên đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm lại xem mình có bị đái tháo đường thực sự hay không.
Những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao như: Cha mẹ, anh em có người bị tiểu đường, thai kỳ lần trước bị thai lưu, thai dị tật, con to hoặc ở những người có lối sống ít vận động, béo phì, cao huyết áp, thai phụ trên 35 tuổi… cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm phát hiện bệnh (ở tuần 24 – 28 của thai kỳ). Trường hợp lần mang thai đầu đã bị tiểu đường thai kỳ thì nên đi xét nghiệm trước tuần thứ 24 và cần kiểm tra lại vào tuần 30 – 32 của thai kỳ. Trước khi làm xét nghiệm 3 ngày, thai phụ áp dụng chế độ ăn uống bình thường, bữa cuối cùng của ngày thứ 3 nên ăn vào lúc 20 giờ. Sáng ngày thứ 4, bệnh nhân cần nhịn ăn sáng để kết quả xét nghiệm đảm bảo độ chính xác nhất.
“Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ tinh bột, rau, đạm, chất sắt, vitamin… là một vấn đề rất quan trọng. Các thai phụ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn. Cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết sát sao. Việc duy trì chế độ luyện tập, đi bộ nhẹ nhàng khoảng 20 – 30 phút sau khi ăn 1 tiếng cũng là một biện pháp giúp các bệnh nhân giảm đường huyết”, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho các thai phụ không may mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai.
Không triệu chứng, khó phát hiện bệnh
Khoảng 1 tuần nay, chị Nguyễn Bảo Quyên, ở phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội, rất lo lắng vì bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường khi đang mang thai ở tuần thứ 35. “Tôi đâu biết bà bầu có thể bị tiểu đường trong lúc mang thai, trước nay, chỉ nghĩ rằng chỉ người già mới bị bệnh này thôi. Ngay cả khi thấy thích uống nhiều nước, thích ăn ngọt, đi tiểu nhiều… thì tôi cũng không bao giờ nghĩ mình mắc bệnh. Chỉ khi đi khám thai định kỳ mới đây và làm xét nghiệm thì tôi mới biết mình bị bệnh tiểu đường thai kỳ”, chị Quyên chia sẻ.
Sau 1 tuần điều trị và áp dụng một chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ Khoa nội tiết- Đái tháo đường, BV Bạch Mai, đến nay, chỉ số đường huyết của chị Quyên đã giảm. Tuy nhiên, chị Quyên vẫn lo lắng vì bây giờ phải ăn theo chế độ của người bệnh tiểu đường, sợ không đủ chất cho em bé sắp chào đời. Chị Quyên tâm sự: “Trước đây, tôi ăn nhiều hoa quả, mỗi bữa ăn 3 bát nhưng hiện tại chỉ ăn được hoa quả nhạt như ổi, mỗi bữa chỉ lưng bát…Vì vậy, tôi lo cho con lắm, đến thức ăn nuôi mình còn có vẻ không đủ thì lấy đâu dưỡng chất để nuôi con…”.
“Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý không có triệu chứng nên không riêng gì chị Quyên mà rất nhiều phụ nữ mang thai chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám thai định kỳ và được làm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên khoa”, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng Khoa nội tiết – Đái tháo đường, BV Bạch Mai, cho biết.
Làm xét nghiệm khi thai được 24 – 28 tuần tuổi
Tiểu đường thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị tiểu đường thực sự trong tương lai… Nếu mẹ không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, có thể gây sảy thai, thai dị tật, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, con có trọng lượng lớn nên sinh khó, nguy cơ cao phải mổ khi sinh, bé dễ bị ngạt, vàng da nặng… “Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành, những trẻ này dễ bị thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp, gây rối loạn chuyển hóa sơ sinh như hạ đường huyết, đa hồng cầu…”, ThS.BS Phan Hướng Dương, Bệnh viện Nội tiết TƯ, khuyến cáo.
Để phòng tránh, các thai phụ nên có chế độ ăn uống hợp lý, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ sớm (nếu có).
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết dẫn đến tăng lượng đường huyết trong thời kỳ mang thai. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 2 – 5% số thai phụ mắc bệnh tiểu đường và 25 – 30% trong số này sẽ mắc bệnh tiểu đường thực sự trong tương lai. Vì vậy sau khi sinh em bé được 12 tuần, các thai phụ này nên đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm lại xem mình có bị đái tháo đường thực sự hay không.
Những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao như: Cha mẹ, anh em có người bị tiểu đường, thai kỳ lần trước bị thai lưu, thai dị tật, con to hoặc ở những người có lối sống ít vận động, béo phì, cao huyết áp, thai phụ trên 35 tuổi… cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm phát hiện bệnh (ở tuần 24 – 28 của thai kỳ). Trường hợp lần mang thai đầu đã bị tiểu đường thai kỳ thì nên đi xét nghiệm trước tuần thứ 24 và cần kiểm tra lại vào tuần 30 – 32 của thai kỳ. Trước khi làm xét nghiệm 3 ngày, thai phụ áp dụng chế độ ăn uống bình thường, bữa cuối cùng của ngày thứ 3 nên ăn vào lúc 20 giờ. Sáng ngày thứ 4, bệnh nhân cần nhịn ăn sáng để kết quả xét nghiệm đảm bảo độ chính xác nhất.
“Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ tinh bột, rau, đạm, chất sắt, vitamin… là một vấn đề rất quan trọng. Các thai phụ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn. Cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết sát sao. Việc duy trì chế độ luyện tập, đi bộ nhẹ nhàng khoảng 20 – 30 phút sau khi ăn 1 tiếng cũng là một biện pháp giúp các bệnh nhân giảm đường huyết”, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho các thai phụ không may mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai.
Tags:
chua tieu duong
chuabenhtieuduong
dai duong
dai thao duong
dai thao duong dai
insulin
nguoi benh tieu duong
nguy co
phuong phap dieu tri