Header Ads

test

Hạt Methi - Cây cỏ trị bệnh tiểu đường



Những thống kê mới nhất về bệnh tiểu đường, nhất là loại 2, hết sức đáng lo ngại. Tại Mỹ hiện nay có ít nhất 25 triệu người bị và sẽ tăng lên tới 60 triệu trong 10 năm tới nếu không có gì thay đổi trong nếp sống của người dân khi những người ở trong tình trạng Tiền tiều đường (pre diabetic) trở thành bị tiểu đường thực sự.
Với chi phí hiện nay cho bệnh tiểu đường là 176 tỷ USD mỗi năm thì trong tương lai nước Mỹ sẽ không thể nào có đủ tiền để bao cấp cho việc chữa trị chứng bệnh này. Chính phủ Mỹ dù có xách bình bát đi khất thực vay thêm tiền của Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản hay Kuwait cũng không đủ cho mức thâm thủng hiện nay đã lên tới 1000 tỷ USD !
Tuy vậy không chỉ riêng nước Mỹ phải đối diện với bệnh tiểu đường với tỷ lệ mắc bệnh trung bình 8 % dân chúng. Những sắc dân thiểu số ở Mỹ thì cao hơn như da đen và da vàng là 10 %, Mexican 14 % và da đỏ cao nhất với 20 % tại một số bộ lạc trong đó có bộ lạc Navajo tại Arizona mà tỷ lệ bệnh tiểu đường có thể lên tới trên 50 % ở những người cao niên.
Tại các nước Á Châu cũng đang có một làn sóng bệnh tiểu đường lan tràn hết sức mau lẹ. Tại Ấn độ tỷ lệ bệnh tiều đường nay đã lên tới khủng khiếp khiến với dân số trên 1 tỷ người thì Ấn Độ hiện nay chiếm 20 % tổng số người bị tiểu đường trên thế giới khiến Á châu sẽ là một mỏ vàng hiện nay cho các công ty dược phẩm chế tạo thuốc trị bệnh tiểu đường và các thiết bị đo đường trong máu, blood sugar monitoring ví dụ như công ty Sanofi chuyên chế tạo loại Insulin Lantus (số 1) đang liên kết với công ty Agamatrix về kỹ thuật đo đường trong máu hòng độc chiếm thị trường khổng lồ này tại Á châu! Cơ quan WHO tiến đoán vào năm 2025 thì Ấn Độ và sau đó là Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về tỷ lệ bệnh tiểu đường, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam cũng sẽ không kém gì hai nước khổng lồ kể trên!

.Nguyên nhân di truyền và đời sống

Sở dĩ đang có một “bệnh dịch” bệnh tiểu đường tại Á châu là vì đang có một thay đổi quan trọng trong đời sống và lổi ẩm thực tại những quốc gia này. Trước hết là người dân Á châu trước đây sống trong một xã hội nông nghiệp (agricultural society) khiến phải làm việc cực nhọc về thể chất và các genes của họ đã thích hợp với nếp sống này từ cả ngàn năm về trước và được gọi là thrifty genes, có khả năng cầm giữ và tiết kiệm những thực phẩm tiêu thụ hòng tồn tại được tại một xã hội "khi thì đói, khi thì no", chạy gạo từng ngày (hand to mouth existence). Nhưng gần đây nhờ cuộc cách mạng cao kỹ do máy điện toán đem lại thì người dân Á châu, nhất là Ấn độ đang đi thẳng vào thời kỳ hậu công nghiệp (post industrial era) mà đời sống dư thừa, nhàn hạ gần như được bảo đảm cộng thêm với nếp dinh dưỡng theo lối Tây Phương "tối rượu sâm banh, sáng sữa bò" nên hậu quả tất yếu là tình trạng mập phì và bệnh tiểu đường lên tới mức cao chưa từng có trong lịch sử !
Xã hội Mỹ và Tây Âu cũng đang bị tai họa kể trên đe dọa nhưng nhờ đã trải qua từ thời kỳ du mục rồi nông nghiệp qua trung gian thời kỳ công nghiệp (industrial society) trong thế kỷ 17,18 nên các genes của họ có thời gian thích hợp khiến tỷ lệ bệnh tiểu đường thấp hơn chỉ ở mức từ 8 đến 10 % mà thôi không như tại các nước Á châu !
Bài học của những thổ dân da đỏ tại các trú khu Arizona, Oklahoma, Dakota.. đi thẳng từ một xã hội du mục sang thời kỳ hậu công nghiệp mà không kinh qua giai đoạn nông nghiệp và công nghiệp nên đã có những hậu quả vô cùng tai hại! Chính sách bao cấp toàn diện của chính phủ liên bang Mỹ qua trung gian cơ quan Bureau of Indian affairs đã và đang giết lần mòn cộng đồng da đỏ một cách từ từ và chắc chắn! Tại hòn đảo Nauru và một số quốc gia dầu hỏa như Kuwait, Saudi Arabia, Abu Dhabi, Brunei mà gần như tất cả mọi công dân đều được hưởng một nếp sống thần tiên, gần như 100 % được welfare, muốn gì được thế, tận hưởng mọi nhu cầu mà không cần phải lao động gì cả mà đời sống vật chất được giải thoát khỏi tất cả mọi thiếu thốn, đói no, Niết Bàn tại thế hay Jivanmukta!
Nếu Các Mác có sống lại thì sẽ thấy xã hội thần tiên mà ông mô tả tràn đầy những người mập phì và bị bệnh tiểu đường!

.Muốn tránh tai họa của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có nguyên nhân di truyền qua ảnh hưởng của những thrifty genes do tiền nhân để lại, nhất là tại những sắc dân đang sống trong một xã hội nông nghiệp nhưng lại sống trong một xã hội hậu công nghiệp như ở Mỹ mà đời sống do máy điện toán làm chủ. Nhưng bên cạnh đó còn nguyên nhân do môi trường đem lại và điều này có thể tránh được bằng cách áp dụng những phương pháp dinh dưỡng thích hợp và một nếp sống hoạt động thích nghi với môi trường mới.
Không phải tất cả chúng ta phải trở lại với lối sống cổ xưa của một xã hội du mục “săn bắt hái lượm” hay nông nghiệp “chân lấm tay bùn” mà các khảo cứu mới nhất cho thấy là có thể thực hiện dễ dàng bằng cách áp dụng dinh dưỡng với một vài loại thực phẩm đã có từ ngàn xưa do tiền nhân để lại như đang được thí nghiệm tại Arizona, New Mexico, Dakota..hoặc ở bên Úc châu, Phi châu..
Một thí nghiệm tại Arizona cho thấy là những thổ dân da đỏ được chọn lựa ăn những loại thực phẩm cổ truyền trước đây như các loại ngũ cốc và hạt trồng trong sa mạc và một ít thịt thú rừng thì có một sự cải thiện rõ ràng bệnh tiểu đường. Cách đây vài chục năm, tại Úc châu có một cuộc thí nghiệm quan trọng được coi là landmark study trên người thổ dân da đen aborigine mà tỷ lệ bệnh tiểu đường rất cao khi họ hấp thụ nếp sống “văn minh” do người da trắng đem lại như thịt bò, thịt cừu, bánh mì trắng thừa thãi và rượu mạnh uống thả dàn, welfare bao cấp 100 % bởi chính phủ Canberra! Một số người thổ dân tình nguyện được đưa về với nếp sống hoạt động tự lập tự túc và dinh dưỡng khó khăn trước đây của họ trong sa mạc outback trong vòng 3 tháng. Các Bác sĩ khảo sát lại và thấy rằng những trị số về dinh dưỡng như đường, cholesterol trong máu và huyết áp thì thấy là trở về bình thường. Nhưng khi đem những người này trở lại với nếp sống tại thành thị thì những chứng bệnh kể trên trở lại như cũ.
Hiện nay trước tình trạng bệnh tiểu đường gia tăng tại những trú khu South Dakota, Washington, nhiều kế hoạch chống lại bệnh tiểu đường đã được tổ chức nhằm giúp các thổ dân da đỏ trở về với lối ẩm thực cổ truyền trước đây tận dụng những loại ngũ cốc, trái cây, các loại hạt mọc trong thiên nhiên có khả năng giúp chống lại những chứng bệnh do đời sống “văn minh” đem lại như bệnh tiểu đường và tim mạch.

.Những môn thuốc kỳ diệu

Nền văn minh Aztec tại Trung Mỹ đã biết từ lâu tới công dụng của loại hạt Chia (salvia spanola) giúp cho các chiến sĩ Aztec có được một sức chịu đựng dẻo dai khác thường và hiện nay đã có nhiều khảo cứu công nhận khả năng chống lại bệnh tiểu đường và tim mạch của loại hạt này. Trên cao nguyên Andes (Nam Mỹ) thì có loại hạt quinoa do nền văn minh cổ Inca tìm ra cũng có công dụng tốt như hạt Chia chống lại những chứng bệnh tiểu đường nên hiện nay quinoa được nhiều nơi chiếu cố và các nhà dinh dưỡng Mỹ đang nghiên cứu..
Gần đây có nhiều khảo cứu tại Ấn độ về một loại hạt có tên là Methi seed giúp chống lại bệnh tiểu đường . Loại hạt này được dùng từ lâu trong các món ăn Ấn độ trong đó món curry là chính. Methi seed còn có tên là Fenugreek (trigonella graecum) đã được trồng từ lâu tại miền Trung Ấn Độ và Trung Đông, Phi Châu, Mã Lai và cả Trung Quốc với tên là Hu Lu Ba và được dùng như một loại gia vị trong curry và nhiều món ăn cổ truyền tại đây. Một vài khảo cứu cho thấy là hạt Fenugreek giúp các sản phụ tăng sữa (galactagogue) và làm giảm cholesterol, triglyceride và đường trong máu. Có nhiều khảo cứu tại Ấn độ và Anh cho thấy là Fenugreek giúp làm giảm đường A1c và giúp cơ thể tiêu thụ đường tốt hơn. Hiện nay Fenugreek được phố biến rộng rãi dưới hình thức bột, viên capsule, trà lá Fenugreek hoặc hạt còn nguyên bán tại các tiệm dược phòng hoặc qua mạng lưới Amazon !
Bên cạnh Fenugreek còn một loại cây cỏ nữa là Coriander (coriandrum sativum) tức hạt ngò cũng có công hiệu như Fenugreek chống lại bệnh tiểu đường và cholesterol lên cao. Những hóa chất trong Coriander cũng giống như Fenugreek có khả năng giúp cơ thể sản xuất thêm insulin giống như các loại thuồc mới trị bệnh tiểu đường nhưng có hương vị khác và cũng được dùng trong việc chế biến bột curry mà ở Ấn độ có hàng ngàn công thức khác nhau. Sau cùng là củ nghệ tức Curcumin (curcuma longa) gần đây được nghiên cứu rất nhiều trong việc chữa bệnh tiểu đường và Alzheimer thường hay đi kèm với nhau. Cơ quan Y tế quốc gia National Institute of Health đang bảo trợ 19 công trình khảo cứu sự ích lợi của củ nghệ trong việc chống lại bệnh Alzheimer,bệnh tiểu đường, ung thư và viêm khớp và trong khi chờ đợi thì các công ty dược thảo, health foods đã nhảy vào vòng khai thác củ nghệ và bán ra dưới hình thức bột, viên capsules..
Ngành Y học cổ truyền Ấn độ với tên là Ayurvedic medicine ngày nay đang được Y học Mỹ nghiên cứu và áp dụng trong việc phòng chống một số bệnh mãn tính mỗi ngày càng nhiều ở Mỹ và trên thế giới. Trong khi Y học Tây Phương có tinh thần khách quan và rộng mở sẵn sàng đón tiếp những phương pháp trị bệnh cổ truyền của phương Đông sau khi kiểm chứng bằng những phương tiện thống kê chính xác thì ngược lại những di dân gốc như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á thì lại đua nhau hấp thụ những lối dinh dưỡng độc địa của người phương Tây với những hậu quả vô cùng tai hại !

No comments

Tag:kinh nghiệm mở đại lý sơn , mở đại lý sơn